Thứ Ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024, 04:48:00 CH, GMT +07:00


Tin tức
Thứ Ba, 25/8/2015
Chính phủ Lào luôn ưu tiên nguồn đầu tư, từ các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan kim ngạch thương mại Việt – Lào năm 2014 đạt 1.286 triệu USD, tăng 14% so với năm 2013 (1.126 triệu USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 477 triệu USD, tăng 4% so với năm 2013 (458 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: xăng dầu các loại đạt 78 triệu USD, giảm 27%; sắt thép các loại đạt 91 triệu USD, giảm 12%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 57,7 triệu USD, tăng 37%.

Kim ngạch nhập khẩu đạt 808 triệu USD, tăng 21% so với năm 2013 (668 triệu USD). Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: quặng và các khoáng sản khác đạt 41 triệu USD, tăng 47%; gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 601 triệu USD, tăng 31% – chiếm gần 90% tổng hàng hóa nhập khẩu từ Lào; kim loại thường khác đạt 25 triệu USD, giảm 48%.

Tính đến nay, Chính phủ Lào đã cấp phép đầu tư cho 413 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam đứng thứ 2 trong các quốc gia đầu tư vào Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, dịch vụ, hạ tầng, nông – lâm nghiệp và khai khoáng…

Thủy điện Xêkaman 1 có công suất 290MW gồm 2 tổ máy được xây dựng theo hình thức B.O.T với thời gian nhượng quyền là 25 năm, công trình được chính thức khởi công từ tháng 3/2013 tại địa bàn huyện San Xay, tỉnh Attapeu. Nhà đầu tư là Cty CP Điện Việt - Lào giao cho CtyTNHH Điện Xêkaman 1 làm chủ đầu tư với số vốn là 541 triệu USD và TCty Sông Đà làm nhà tổng thầu EPC, trong đó bao gồm cả việc thi công công trình

Tổng số FDI giải ngân lũy kế của các dự án Việt Nam đến nay đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD, tương ứng 30% tổng vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam tại Lào, trong đó nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Lào, tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho trên 30 nghìn lao động của Lào.

Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào tập trung lớn tại khu vực Trung Nam Lào. Tính đến hết tháng 9/2014, số dự án đầu tư của Việt Nam vào khu vực Trung Nam Lào là 199 dự án, chiếm khoảng 49% tổng số dự án đầu tư vào Lào; tổng vốn đầu tư đạt hơn 4,7 tỷ USD, chiếm 95,4% tổng số FDI đăng kí của Việt Nam tại Lào.

Nhiều dự án quy mô lớn đang được các DN Việt Nam tích cực triển khai như: lĩnh vực khai khoáng (Dự án muối mỏ Kali tại Khăm muộn với tổng đầu tư gần 500 triệu USD); lĩnh vực năng lượng, thuỷ điện (điện (Có 4 dự án, tổng số vốn đầu tư là hơn 1,17 tỷ USD, chiếm 24,7% như: Dự án thủy điện Xekaman 1, Thuỷ điện Luangprabang,…); Đầu tư cơ sở hạ tầng (Dự án kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ Cảng Hòn La sang tỉnh Khămmuộn, sân bay Attopư, các dự án xây dựng đường giao thông khác)

Trong lĩnh vực xây dựng:

Bộ Xây dựng thực hiện hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho Lào thông qua việc tiếp nhận cán bộ, sinh viên sang đào tạo tại Việt Nam hoặc cử chuyên gia sang giúp Bạn.

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đó tiếp nhận 12 sinh viên Lào sang học các chuyên ngành kiến trúc và đô thị, đó hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng ký túc xá sinh viên Lào tại Trường để tạo điều kiện cho các cán bộ, sinh viên có điều kiện sinh hoạt, học tập tốt hơn. Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đó tiếp nhận 01 sinh viên Lào học Cao học chuyên ngành Quản lý đô thị và Công trình. Trường Cao đẳng nghề Việt Xô Số 1 đã có các hoạt động trao đổi đoàn và làm việc với các đơn vị đối tác phía lào trong năm 2015 nhằm thúc đẩy việc tuyển sinh đào tạo các sinh viên Lào sang học nghề tại Việt Nam. Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1 đã ký Bản ghi nhớ với tỉnh Luông-pha-bang về hợp tác trong lĩnh vực đào tạo.

Về xuất khẩu vật liệu xây dựng: Tổng Công ty Viglacera thuộc Bộ Xây dựng xuất khẩu mặt hàng gạch ốp lát sang Lào, tuy nhiên số lượng còn khiêm tốn do phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan có giá thành thấp hơn. Hiện nay Viglacera đã tạm dừng việc xuất khẩu sang Lào

Về Quy hoạch và Kiến trúc: VViện Quy hoạch đô thị và Nông thôn Quốc gia (((((VIUP) đã xây dựng đề cương dự án hỗ trợ kỹ thuật: “Thiết kế đô thị và Lập Quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan cho khu vực nội đô và một số điểm đô thị trung tâm huyện ngoại thành của thủ đô Viêng Chăn”.

Hiện nay, có một số doanh nghiệp ngành Xây dựng đang đầu tư dự án tại Lào, gồm Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đô thị Việt Nam (HUD-UIC). Tổng Công ty Sông Đà đó và đang đầu tư một số dự án tại Lào với tổng số vốn hơn 1,6 tỷ đô la Mỹ, bao gồm 07 dự án thuỷ điện (02 dự án đang triển khai và 05 dự án đang nghiên cứu đầu tư). Ngoài ra, Tổng Công ty Sông Đà đó phối hợp với một số doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư các dự án khác trong các lĩnh vực thuỷ điện, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản, phát triển khu đô thị mới tại Viêng Chăn.

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đô thị Việt Nam (HUD-UIC) đó ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Việt Phương(VPG) về dự án phát triển khu đô thị mới tại đầm Thadluong, Viêng Chăn và đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để được chính quyền thành phố Viêng Chăn giao 137 hecta đất cho dự án này.

Hải Đăng/ Báo Xây dựng

TIN NỔI BẬT

VIDEO CLIP
Tổng Công Ty Xây Dựng Hà Nội - Bộ Xây Dựng
THƯ VIỆN ẢNH
Hội trường Ba Đình Mới
Trụ sở Bộ Công an
Khách sạn Sofitel Plaza
Khu Đoàn Ngoại giao
Trung tâm hội nghị quốc gia